Chủ nghĩa Lập thể – Sự vật dưới những góc nhìn đa chiều

Những năm đầu thế kỷ XX, Chủ nghĩa Lập thể, (còn gọi là trường phái Lập thể) được sáng lập bởi hai danh họa nổi tiếng Pablo Picasso và Georges Braque. Tuy không tạo được tiếng vang lớn, chưa có một quá trình phát triển lâu dài nhưng nó đã tạo ra nguồn cảm hứng lớn cho nhiều nghệ sĩ, đem đến những đóng góp không nhỏ cho nền hội họa thế giới.

“Paul Cézanne, The Grounds of the Château-Noir (1904)” (1905)

Sự xuất hiện của phái Lập thể

Trường phái Lập thể khai sinh ở đồi Montmartre, sau đó lan ra các họa sĩ khác ở gần đó và được nhà buôn tranh Henry Kahnweiler truyền bá. Nó nhanh chóng phổ biến vào năm 1910 và được gọi là chủ nghĩa Lập thể. Sự ra đời chính thức của nó được đánh dấu bằng sự ra đời của tác phẩm “Những cô gái Avignon” (1907). Ở giai đoạn đầu, chủ nghĩa Lập thể có phần nào đó liên quan đến chủ nghĩa Dã thú – là trường phái đề cao sự thuần khiết của nghệ thuật và quan tâm đến tạo hình trong nghệ thuật Châu Phi. Chủ nghĩa Lập thể là một trào lưu hội họa có tính cách mạng.

Georges Braque, “Man with a guitar”, 1911

Đặc điểm chủ nghĩa Lập thể 

Đầu thế kỷ XX, các nhà họa sĩ muốn tìm kiếm một cách thể hiện thế giới tự nhiên bằng hình thức mới mẻ, không đi theo những lỗi cũ, từ bỏ hết các khái niệm truyền thống về hình khối và không gian phối cảnh, giúp lột tả những điều vượt lên trên vẻ bề ngoài của vật chất, với lý do đó chủ nghĩa Lập thể đã xuất hiện. Các họa sĩ Lập thể quan sát và thể hiện đối tượng bị phân chia thành nhiều mảng, dưới nhiều góc nhìn khác nhau trong cùng một thời điểm.

Pablo Picasso, “Still life with liquor bottles”, 1909

Họa sĩ tiêu biểu 

Pablo Picasso (1881-1973)

Picasso là thủ lĩnh của phái Lập thể, trước khi tìm ra hội họa Lập thể, ông đã thử nghiệm sáng tác qua rất nhiều trường phái khác nhau. Các tác phẩm của ông thể hiện sự gai góc, dữ dội với các vấn đề nóng bỏng trong đời sống xã hội như chiến tranh, thân phận con người.

Tác phẩm “Những cô gái Avignon” năm 1907 đã chính thức đánh dấu sự xuất hiện của chủ nghĩa Lập thể. Trong tác phẩm này, lần đầu tiên Picasso xử lí hình khối theo lối phân tích chúng thành nhiều diện thô, mạnh và không theo bất cứ góc nhìn thông thường nào.

Pablo Picasso, “Les Demoiselles d’Avignon”,1907

 

Pablo Picasso, “Weeping woman”, 1937

Georges Braque (1882-1963)

Georges Braque là một họa sĩ tự học nhưng thành danh rất sớm. Ông chính là người đã phát kiến ra kỹ thuật dán giấy, làm thành các bức tranh theo kiểu vẽ vân gỗ hay vân đá cẩm thạch trong nghệ thuật hiện đại. Và cuộc gặp gỡ với Picasso đã mang đến một bước ngoặt cho cuộc đời ông, hai vị họa sĩ đã cùng nhau tạo nên một chương mới cho hội họa thế kỷ XX và chính là cha đẻ của chủ nghĩa Lập thể.

Khác với Picasso, phong cách của Braque có sự thuần nhất. Trong các tác phẩm của Brauqe, người ta hầu hết chỉ thấy những mảng trầm tối màu nâu, vàng đất, nâu đỏ, xám…

Georges Braque, “Bottles and fishes”, 1910

 

Georges Braque, “Fruit dish”, 1913

Juan Gris (1887-1927)

Juan Gris tham gia phái lập thể vào năm 1911 với bút pháp nghiêm khắc nhưng không kém phần trữ tình. Juan Gris đơn giản hóa đối tượng thành những mảng lớn và dứt khoát với nhiều đường chéo, đường cung và tam giác. Lối vẽ Tổng hợp của ông cũng được phát triển theo lối đặc biệt khi đối tượng bị chia cắt đến mức mất đi hình thái riêng của mình trong từng cá thể và trở nên thống nhất trong tổng thể bố cục.

Juan Gris, “Bottles and knife”, 1911-1912

Juan Gris, “The painter’s window”, 1925

Fernand Leger (1881-1955)

Ông tham gia vào phái Lập thể từ 1911 thông qua triển lãm “Salon mùa thu” cùng năm. Hình khối của đối tượng, được ông tổ chức khéo léo thành hình trụ, hình côn nổi bật và có màu sắc thuần khiết.  Tạo hình có thể to, thô và trái với tỉ lệ thông thường, nhưng lại khiến cho bức tranh tràn đầy nhựa sống và trẻ trung của thời đại công nghiệp mới.

Fernand Leger, “Still life with a beer mug”, 1921

Là một trong những trào lưu hội họa lớn nhất thế kỷ XX, chủ nghĩa Lập thể chính là tiền đề cho các họa sĩ thế hệ sau, bức phá ra khỏi các khuôn khổ và sáng tạo, mở đường cho một loạt các trào lưu hội họa có cách biểu đạt cao và tạo hình mới mẻ, phóng khoáng.

                                                                                                                                           (Nguồn:Tổng hợp)

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on telegram
Telegram
Share on pinterest
Pinterest

Có thể bạn quan tâm

GIÁNG SINH XANH lên sóng Cafe Sáng

Càng ngày, tình trạng sản xuất cũng như tiêu dùng đồ nhựa tăng lên không ngừng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của con

Đăng ký học

Bạn vui lòng để lại thông tin, WorldArt sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất, cảm ơn bạn!

LOGO _WA

Gửi đi thành công!

Thông tin của bạn đã được gửi đi thành công!

WorldArt sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất nhé! 

Mời bạn tiếp tục theo dõi các hoạt động trên website.

 

Cảm ơn bạn!