Nhà sử học Linda Nochlin từng hỏi rằng “Tại sao không có hoạ sĩ nổi tiếng nào là phụ nữ?” – câu hỏi như lời xoáy sâu vào vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực nghệ thuật. Tại sao không chứ? Khi với xúc cảm của mình, phụ nữ đặt biệt có nhưng cảm thụ mạnh mẽ trước cái đẹp của nghệ thuật. Lịch sử hội hoạ đã từng xuất hiện những nữ hoạ sĩ nổi tiếng đầy tài năng, nhưng trong hàng ngàn năm qua. Hãy cùng điểm qua 10 cái tên nữ hoạ sĩ và điêu khắc gia nổi tiếng của lịch sử nghệ thuật thế giới.
Amrita Sher-Gil (1913 – 1941)
Amrita một nữ hoạ sĩ nổi tiếng có nguồn gốc lai giữa Ấn Độ và Hungary, tuy cô chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng đã để lại một di sản nghệ thuật với nhiều tác phẩm xuất sắc.Các tác phẩm của Sher-Gil chủ yếu là những bức vẽ khoả thân của những người phụ nữ, cũng chính vì điều này mà những tác phẩm khó được chấp nhận trong thời đại lúc bấy giờ. Cho tới khi Amrita qua đời ở tuổi 28 sau một tai nạn hết sức thương tâm thì những sáng tác của cô mới được công nhận.Ngày nay những tác phẩm của cô trở nên cực kỳ đắt giá trong các cuộc bán đấu giá tranh ảnh hội hoạ. Sher-Gil cũng trở thành nữ hoạ sĩ nổi tiếng đầu tiên của Ấn Độ và là người tiên phong trong phong trào nghệ thuật hiện đại của đất nước.
Fede Galizia (1574 – 1630)
Fede Gallizi (hay còn gọi là Galizia) là một nữ hoạ sĩ nổi tiếng sinh ra ở Milan, Ý.Phong cách nghệ thuật chân dung của cô bắt nguồn và ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hoá nghệ thuật Phục hưng ở Ý với cách tiếp cận thực tế sâu sắc.Khi không vẽ tranh chân dung, Galizia chủ yếu quan tâm đến việc vẽ tranh tĩnh vật, một thể loại mà cô là người tiên phong đầu tiên ở thời đại lúc bấy giờ nước Ý.Mặc dù rất ít nguồn tài liệu đương đại đề cập đến những bức tranh tĩnh vật của Galizia, nhưng chúng là phần lớn các tác phẩm còn sót lại của cô.
Uemura Shōen (1875 – 1949)
Lịch sử nghệ thuật tràn ngập hình ảnh những người phụ nữ đẹp được vẽ bởi nam giới, nhưng nữ hoạ sĩ nổi tiếng người Nhật Uermura Shōen đã phần nào thay đổi ánh nhìn của nam giới về phụ nữ bằng cách nhìn của chính phụ nữ về phụ nữ, đó cũng là lý do vì sao mà các tác phẩm của cô trở nên nổi tiếng từ thế kỷ 19. Hầu hết những bức tranh của Uemura thuộc thể loại bijinga – loại tranh vẽ về các mỹ nhân từ những phụ nữ tiếng tăm đương thời đến những cô gái vô danh, thậm chí là kỹ nữ. Uemura Shōen là người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử được chỉ định làm hoạ sĩ chính thức cho Hoàng gia và cũng là người phụ nữ đầu tiên được trao tặng Huân chương Văn hoá vì những đóng góp to lớn cho nghệ thuật Nhật Bản.
Henriette Browne (1829 – 1901)
Henriette Browne là nữ hoạ sĩ nổi tiếng với cách tiếp cận nghệ thuật độc đáo của mình đối với chủ nghĩa phương Đông trong suốt cuộc đời mình. Browne là vợ của một nhà ngoại giao, cô thường tận dụng cơ hội của những chuyến du lịch và công du cùng chồng với mục đích khám phá thế giới. Người ta tin rằng trải nghiệm này đã góp phần vào những tác phẩm miêu tả và khắc hoạ Phương Đông của cô. Browne tên thật là Sophie de Bouteiller, cô không thể sử dụng tên thật vì trong định kiến của xã hội đương thời, phụ nữ khó trở nên được chấp nhận và nổi tiếng với chính thực lực và tài năng của mình.
Elizabeth Catlett (1915 – 2012)
Catlett là một nữ họa sĩ Mỹ gốc Mexico ở thế kỷ 20, các tác phẩm dưới nét vẽ của cô là sự ảnh hưởng của truyền thống nghệ thuật châu Phi và Mexico. Nguyên nhân của sự ảnh hưởng này đến từ ông của mình, cô là cháu gái của một người nô lệ da màu thuộc Liêng Bang phía Nam Hoa Kỳ (khu vực chống lại lệnh bãi bỏ sở hữu nô lệ của tổng thống Lincoln). Các tác phẩm của cô là tiếng nói đấu tranh chống chính sách kỳ thị của người da trắng và đòi quyền bình đẳng công dân cho người da màu. Nữ hoạ sĩ nổi tiếng này nói rằng mục đích nghệ thuật của cô là “Khắc hoạ những người da đen về vẻ đẹp và phẩm giá của họ cho mọi người trên thế giới có thể hiểu và tôn trọng họ như một người công dân bình thường”.
Luisa Roldán (1652 – 1706)
Luisa Roldán hay còn được gọi là La Roldana, là mộtnhà điêu khắc nữ Tây Ban Nha thời Baroque. Cô cũng là nữ điêu khắc đầu tiên được ghi chép lại trong sử sách Tây Ban Nha. Hầu hết những tác phẩm của cô chủ yếu phục vụ cho toà án, nhà thờ và hội đồng thành phố nhưng đều mang được nét đặc trưng riêng. Các tác phẩm điêu khắc bằng gỗ đa màu của cô luôn được trưng bày trong các cuộc diễu hành tôn giáo mà nổi bật nhất là Tượng Thánh Ginés de la Jara. La Roldana qua đời ở tuổi 54 do nạn đói khủng hoảng kinh tế của đất nước lúc bấy giờ.
Emily Kame Kngwarreye (1910 – 1996)
Emily Kame Kngwarreye là một nghệ sĩ người Úc bản xứ thuộc cộng đồng Utopia ở Northern Territory. Cô là một trong những nữ hoạ sĩ nổi tiếng, nổi bật và thành công nhất trong lịch sử nghệ thuật Úc đương đại. Emily đến với nghệ thuật khá sớm nhưng sau đấy không tiếp tục vẽ tranh cho đến khi cô gần 80 tuổi, ở độ tuổi đó cô quyết định rằng sẽ dành thời gian còn lại đến cuối đời để tập trung vào sự nghiệp vẽ của mình. Các tác phẩm của cô mang phong cách trừu tượng, đầy màu sắc sống động, cô xử lí những mảng màu trên tranh của mình rất tinh tế và mang nhiều sự hoan hỉ.
Frances MacDonald (1873 – 1921)
Frances MacDonald là em gái củaMargaret MacDonald Mackintosh, cả hai đều là những nữ hoạ sĩ nổi tiếng. Các tác phẩm củaFrances chủ đề chủ yếu là về phụ nữ, chẳng hạn về các chủ đề hôn nhân và làm mẹ, ngoài ra những bức tranh của cô cũng chịu sự ảnh hưởng của hình tượng thuần khiết, của phong trào Tân nghệ thuật.Những thành tựu của Frances ít nổi tiếng hơn với chị của cô một phần là vì chồng cô đã phá huỷ nhiều tác phẩm khi cô qua đời.